Xem một pha hành động đẹp trên phim, khán giả thường xuýt xoa khen ngợi diễn viên chính, hoặc trầm trồ thán phục đạo diễn chỉ đạo cảnh quay đó, mấy ai biết đến những diễn viên cascadeur thực hiện những cảnh nguy hiểm.
Nghề cascaduer đã có mặt ở Việt Nam từ thời những bộ phim võ hiệp còn làm mưa làm gió như Thăng Long đệ nhất kiếm, Tây Sơn Hiệp Khách, Ngọc Trảng thần công…. Đây được xem là một nghề:
Gian khổ và nguy hiểm
Trong một bộ phim, đôi khi lao động của cascadeur còn cực gấp trăm lần diễn viên chính. Chuyện ngã tét đầu, gãy chân, bị phỏng, giãn dây chằng thì hầu như cascadeur nào cũng trải qua, còn chuyện trặc tay, trặc chân, sai khớp thì như… cơm bữa. Lúc tập dượt thì suôn sẻ, nhưng khi quay thật lại thường xảy ra những tình huống “không có trong kịch bản” và lúc đó chỉ cần một sơ suất nhỏ họ có thể mất mạng như chơi.
Lần đóng vai nhân vật cách mạng Lê Thị Riêng bị đốt cháy hai cánh tay trong chương trình sân khấu hóa ở Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM, nữ võ sĩ Thu Vân bị lửa đốt trụi lông mày, lông mi vì không lường trước được tình huống… gió bất ngờ đổi chiều. Anh Võ Văn Phúc từng bị dây cáp quấn ngang cổ đến nghẹt thở và rơi thẳng xuống vách đá khi thực hiện một cảnh đu dây tử thần. Nữ cascadeur Lưu Kim Loan đến bây giờ dù đã chữa trị gần 1 năm trời nhưng cô vẫn còn phải đi khập khiễng vì bị sai khớp chân lúc tập dượt cho cảnh cháy nổ trong bộ phim Người Mỹ trầm lặng.
Các cascadeur còn được mời đảm nhiệm luôn những vai quần chúng không tên, không thoại nhưng cần “đánh đấm” như: du đãng, kẻ cướp… “Tóm lại toàn những vai xấu, vai ác. May mắn có ngoại hình cao ráo, bảnh trai như anh Thế mới được vào vai công an, chiến sĩ” – anh Võ Văn Phúc cười thú thiệt. Trong phim, một số cascadeur toàn vào vai ác nhưng ở ngoài đời đôi khi họ lại trở thành… “anh hùng” giữa đời thường Phù Lợi đã nhiều lần bắt bọn cướp giật dây chuyền, hoặc Lê Công Thế 4 lần tay không bắt cướp, nhận được bằng khen cấp thành phố năm 1999.
Thù lao bọt bèo
Cascadeur là nghề nguy hiểm nhất thế giới, nhưng ở nước ta tiền bồi dưỡng cho các cascadeur hoàn toàn, không tương xứng với công sức của họ. Thù lao trung bình cho một cascadeur trong các phim gần đây như Người Bình Xuyên, Lục Vân Tiên… khoảng 200.000 đồng. Những pha phức tạp, nguy hiểm hơn như té ngựa (phim Sương gió biên thùy), té lộn ngược đầu từ ngọn cây dừa cao 15 m (phim Thơm râu rồng) thù lao từ 350.000 đồng đến 500.000 đồng. Tham gia video clip ca nhạc hoặc những bộ phim nước ngoài thì khá hơn, chẳng hạn Người Mỹ trầm lặng: 100 USD/người/ngày. Mức thù lao cao nhất từ trước đến nay cho một cascadeur VN thuộc về anh Hồ Thiện Hiếu: Chỉ một cảnh cháy trong phim Người thừa (Pháp) anh được trả 1.000 USD. Số tiền ấy thực sự chẳng đủ để thuốc men nếu chẳng may xảy ra tai nạn. Thế nên hầu hết các cascadeur Việt Nam đều xem đây chỉ là “nghề tay trái” bên cạnh công việc hàng ngày như: chiến sĩ công an, huấn luyện viên võ thuật, nhân viên bảo vệ…
Với những cascadeur không có “nghề tay trái”, thì cuộc sống khó khăn vô vàn, khác hẳn những khoảnh khắc hóa thân trên màn ảnh. Có so sánh với thù lao các “ngôi sao” điện ảnh (từ 8 triệu đến 10 triệu đồng/vai diễn) mới thấy xót xa cho nghề cascadeur…
HOW CAN I TELL HER ABOUT YOU
2003-2023