CBC – Phim chiếu rạp : Mê Thảo, thời vang bóng

  • This topic is empty.
  • Creator
    Topic
  • #37209
    tipt
    Participant

      Cát đâu ai bốc tung trời?

      Sóng sông ai vỗ

      Cây đồi ai rung?

      Phải rằng vì gió hay không?

      Trêu ai

      Phong tình đem thói lạ lùng trêu ai?

      Những mối tình:

      – Những mối tình ít nhiều gắn liền với cái ấp Mê Thảo, một ngôi làng ven sông bình yên với nghề dệt lụa bán cho thương buôn. Cậu chủ ấp như “vua một cõi”, đã từng là một người lo cho đời sống của dân làng, đầy đủ, hạnh phúc và văn minh không kém ai. Và rồi lụy tình, luỵ cả cuộc đời bao người …

      – Mối tình thứ nhất : mối tình đơn phương và câm lặng của Cam, một cô gái câm, dành cho cậu chủ. Mối tình câm được sinh ra và lớn lên trong lòng cô gái từ khi nào,

      không rõ; có lẽ từ những tháng ngày một đứa trẻ mồ côi được sống trong sự nuôi dưỡng của gia đình cậu chủ. Tình cảm dồn nén ắt cũng phải đến lúc sinh ra khát khao

      được thổ lộ. Nhưng trời ơi làm sao cô thốt ra lời, có cố chăng cũng chỉ là ánh mắt đau đáu rồi lăn tròn thành những giọt nước mắt. Ánh mắt đi theo cậu chủ mỗi khi cậu về ấp, ánh mắt đi theo người để không ít lần cô chểnh mảng việc nhà, té dúi dụi trước sân, sau bếp, ánh mắt lần theo hình bóng cậu chủ như mọi lần cậu vẫn từng ngồi xem hát với dân làng … nhất là ánh mắt trong cái ngày mợ chủ sắp về Mê Thảo… Rồi một người không về, để một người nhớ thương, trăm người sầu khổ. Im lặng, không, câm lặng, cô Cam vẫn dõi theo từng bước người mình thương đang đắm chìm trong bi lụy. Làm sao thốt lên lời an ủi, làm sao thấy lại niềm vui của cậu chủ, làm sao đẩy cậu ra khỏi mê muội. Cô chỉ biết chui mình vào người rơm để một lần được vuốt ve an ủi; chỉ có thể ráng nhai trầu cho đỏ môi, gắn bông hoa sứ lên vành tai hòng để cậu vui trong bữa ăn; đập bỏ, phá bỏ mọi thứ đã làm cậu nhớ thương người xưa cũ. Ôi, sao tàn nhẫn khi đáp lại chỉ là sự ảo tưởng tân nương sống lại, là tràng cười như thể nhìn thấy một con hề, là nỗi đau tột cùng khi chứng kiến cảnh cậu trong mỗi đêm mưa, là sự trừng phạt bỏ cô vào rọ quẳng xuống sông. Chính người cô thương đã phá vỡ giấc mơ thầm lặng của cô, giấc mơ được một lần trong đời mặc áo dài cưới, hạnh phúc sánh đôi bên người mình thương. Chỉ là mơ thôi cũng không được. Đó là tình yêu chăng, không, chỉ là mối tình đơn phương. Yêu như thế thì đau lắm, vì biết chắc mãi mãi tình yêu không được đáp lại. Mà Cam vẫn yêu, mê muội (?)

      – Mối tình thứ hai : mối tình vô vọng của cậu chủ ấp Mê Thảo, thầy Nguyễn, dành cho người vợ đã mất. Cũng chưa là vợ, chỉ là hai người yêu nhau đang hân hoan chờ đợi ngày cưới. Mợ chủ tương lai thích gốc cây nào, thầy đem hết về nhà chưng hết, như là niềm hành diện mỗi khi khách ghé thăm. Mợ chủ tuổi Tí, thầy khắc một con chuột đá để ngày ngày nhìn ngắm. Mợ thích cây hoa gạo, thầy bứng cây về trồng trước đình. Mỗi món quà dành cho mợ đều là dồn hết tình cảm và công sức của thầy, thầy muốn mợ phải luôn được cái duy nhất, đẹp nhất. Đối với thầy, không thợ ảnh nào đủ khả năng thể hiện đúng cái đẹp của mợ, tất cả ảnh phải đốt hết vì chỉ có mợ ngoài đời hay chính trong lòng thầy mới đẹp nhất mà thôi. Ác nghiệt thay, chính món quà cưới, xe hơi – sản phẩm của văn minh, đã cướp mợ ra khỏi cuộc đời thầy. À mà không, với thầy thì mợ vẫn còn đó. Mợ sống lại trong hình nhân rơm mỗi tối thầy khóc than, mợ sống trong con chuột đá cậu rớt nước mắt đặt môi hôn, mợ như bằng xương bằng thịt trong tượng gỗ thầy ân ái. Thật không tưởng tượng nỗi, tình yêu làm con người ta ra thế. Tất cả đồ đạc văn minh trong làng bị đốt bỏ hết, khách đến làng đặt hết những gì của văn minh ngoài cổng làng hết. Thầy không chấp nhận bất kể thứ gì của văn minh, nguyên do đã giết đi người vợ yêu của mình. Nàng phải sống lại trong đêm nay, thầy đốt đèn trời cầu nguyện, và đèn đã cháy … Thầy vẫn sống mãi với ảo tưởng như thế. Mối tình điên (?)

      – Mối tình thứ ba: tình yêu giữa thầy đàn Tam và cô Tơ hát ả đào. Đây đúng thực là tình yêu vì tồn tại tình cảm giữa hai con người dành riêng cho nhau. Nhưng tình yêu đó lại bị chia rẽ bởi chữ hiếu thành ra nó là tình yêu vụng trộm. Rồi họ xa nhau vì số phận, giữ lại trong nhau hình bóng tình yêu qua tiếng đàn, lời ca. Xa Hà Nội, sống tại Mê Thảo nhưng lòng thầy Tam lúc nào cũng mong ngóng về người xưa. Cô Tơ thắp nhang khẩn xin người chồng bỏ lời nguyền cho người xưa. Thời gian có dài, cũng không tắt được tình yêu và tình tri kỷ trong họ. Tiếng hát thổn thức, từng tiếng thoát ra như nỗi lòng bao lâu bị dồn nén dành cho người thương. Khoảnh khắc sắp xa nhau được biết trước. Càng lúc, tiếng đàn càng rộn lên, tiếng đàn của người mong một lần được hoà quyện cùng em, một lần được đắm mình trong âm thanh còn hơn chết trong mục rỉ. Tiếng hát hoà theo tiếng đàn, càng lúc càng nhanh, càng lúc như lồng vào nhau như hai tâm hồn của một tình yêu. Thôi chàng về núi mờ xa, nhận em một lạy … Rồi nấc nghẹn, nước mắt trào, đôi bàn tay đàn tài hoa đã rướm máu. Nếu không phải lời nguyền thì chắc hẳn người cũng chết vì thỏa nguyện được báo đáp ơn và được ra đi trong tiếng hát và tình yêu.

      Xin chỉ nói về những mối tình theo ý hiểu của tui vì tình yêu trong phim buồn quá, yêu nhau mà không ai đến được với nhau. Trong phim còn có nhiều cái quý giá hơn mà tui sẽ tiếc lắm nếu không đi xem. Lần đầu tiên tui thấy con tằm (quê ghê), lần đầu tiên tui biết thả đèn trời là sao (bạn tui hỏi phải giống đèn Khổng Minh không? tui thua). Cảnh Mê Thảo đẹp, không ngờ là giờ còn cảnh như vậy. Đặc biệt là được nghe ca trù và giờ mới hiểu sao ngày xưa người ta nghe ca trù và có những ngưòi tri âm tri kỷ qua lời ca tiếng đàn. Biết được thầy Tam đàn cây đàn gọi là đàn Đáy, cô Tơ hát và gõ phách, thầy Nguyễn gõ trống chầu đệm. Có lẽ nhờ tình tiết trong phim, nên “biết” một cách tự nhiên về ca trù (không như bị ép phải nghe). Đặc biệt là cảnh đàn ca giữa thầy Tam và cô Tơ, chỉ rặt một tiếng đàn, giọng hát. Nhắm mắt mà nghe như trong một buổi ca trù, mở mắt mà nhìn thì cảm nhận được tình cảm của nhân vật lúc đó. Đến lúc này vẫn như còn nghe tiếng rung lên, không biết dùng từ gì chính xác, của giây phút đưọc nghe đàn hát hoà quyện càng lúc càng lên cao như vậy. Ánh mắt, tiếng hát nấc nghẹn của cô Tơ và ngón tay đàn thầy Tam thiệt là đúng ý mình quá nếu đặt thử mình nằm trong hoàn cảnh đó. Phim còn mở ra một bức tranh về một góc xã hội thời Pháp bắt đầu “khai sáng” nước mình. Bóng tối luôn dẫn đến địa ngục nhưng không phải ánh sáng nào cũng dẫn đến thiên đường. Chối bỏ sản phẩm văn minh, quay ngược bánh xe thời gian dẫn người dân xuống đời sống lạc hậu nhưng đường xe lửa bắt ngang, ánh đèn điện, tiếng máy hát không phải luôn cho dân ta đến một cuộc sống tốt hơn. Tất cả đều ở bản thân mình, mọi mê muội đều dẫn đến điều không tốt.

    Viewing 23 reply threads
    • Author
      Replies
      • #69720
        shrekbk
        Participant

          hihihi…trong phim có nhìu cái mà người thành phố ít biết

          – Áo tơi…loại áo mà người nông dân thường mặc khi đi thăm đồng lúc nắng cũng như lúc mưa. Có khi trùm lên những con bù nhìn (xua chim chóc)…(trong phim còn thiếu Nón cời – giống nón lá nhưng bị tưa ra)

          -Đèn gió…là loại đèn phổ biến trong các lễ hội đền chùa ở quê, nhất là những ai từng là Phật tử sẽ biết….thường người ta gởi vào đó những ước nguyện.

          -Ca trù…mê từ nhỏ, thật tuyệt.

          -Nhà ba gian…loại nhà truyền thống của làng quê. Gian giữa thường để thờ. Phía sau bàn thờ thường là nơi chứa thóc. Hai gian bên để sinh hoạt. Có 1 khoảng sân trước để phơi lúa…

          -Cây đa…thường ở đầu làng, bên cạnh sẽ là cái đền thờ …nó đánh dấu sự khai sinh của ngôi làng. Trên cây thường có chuông hoặc kẻng dùng làm hiệu lệnh cho làng

          -Ao làng…thường nằm ở giữa làng…tuỳ mỗi làng có thể trồng sen, bèo, lục bình, nuôi cá và các lễ hội cũng thường gắn liền với nó.

          -Ngoài ra còn có gáo dừa dùng để uống nước (làm từ vỏ dừa), tấm phảng dùng để nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi (thường làm từ gổ tốt)…

          còn nhìu mà chưa nhớ…hihi

        • #69721
          keyaki
          Participant

            Hoan hô tipt, bài đầu tiên ủng hộ cho CBC rất ấn tượng. Khi xem phim lần đầu tui cũng có thấy 1 vài hạt sạn trong phim, nhưng không sao, nó cũng chả có ảnh hưởng gì đến cảm xúc của tui về bộ phim.

            Phim xem buồn, những mối tình trong phim tất cả đều là những mối tình vô vọng. Một cậu Nguyễn dù có say trong men rượu, đắm vào tiếng đàn ca, tìm cảm giác yêu với tượng gỗ thì cũng không thể nào có được lại nàng Út. Một cô Cam mãi mãi chỉ biết câm nín, đau khổ, dù cho cô có vứt bỏ con chuột, ném bức tượng gỗ xuống sông thì cũng không sao bày tỏ được tiếng yêu với cậu Nguyễn. Một thầy Tam tài hoa, cô Tơ ca hay, dù cho tiếng lòng 2 người đã là một giai điệu tình yêu thì cũng không sao vượt qua được vong linh ông Chánh – chồng cô Tơ để đến được với nhau.

            Cuối cùng, câu mà tôi thấm thía nhất là: Một người yêu mà mọi người khổ Không nên vì chút khổ đau của bản thân mà làm cho mọi người xung quanh phải gánh chịu luôn cả sự đau khổ đó của mình. Nếu mà như vậy thì chẳng thà cứ chết theo mợ ấy, còn hơn là hành thân, hành thiên hạ

          • #69722
            bambino
            Participant

              Phim này mang màu sắc u tối, những chuyện xảy ra trong film đều đượm nét gì đó u buồn, u ám… Bài ca trù trong film hay tuyệt, nghe thấy lòng da diết vô cùng.

              Cảnh film tuyệt đẹp, nhất là những cảnh sông nước, xem mà ko ngờ nước Việt lại có những cảnh bồng lai như thế!

              Cám ơn shrekbk đã cho biết nhiều về những cảnh làng quê mà những người thành phố khó có dịp thấy được!

              Tuy nhiên, hình như trong film những lời thoại vẫn còn “kịch” quá. Anyway, đây vẫn là một bộ film đáng xem, xem để suy nghĩ nhìu!

            • #69723
              tipt
              Participant

                Đọc được mấy dòng trên net, copy paste để cùng hiểu thêm về ca trù trong phim ;)

                Như vậy, tôi phải cảm ơn Việt Linh, khi làm phim, đã tận độc Chùa Đàn. Phim đệm nhạc cổ truyền, tôi cảm động nghe những tác phẩm Tản Đà. Tiêu biểu cho ca trù thì phải “hồng hồng tuyết tuyết, quạnh hơi thu ” chứ ? Sao lại Hỏi Gió và Tống Biệt ? Ấy vì tấm tình trần ai tri kỷ giữa tác giả Chùa Đàn với nhà thơ núi Tản sông Đà, mà Nguyễn Tuân gọi là ẩm giả lưu kỳ danh. Ngày Tản Đà quá cố, Nguyễn Tuân đã tống biệt bằng một ký sự lỗi lạc Chén Rượu Vĩnh Biệt trên tạp chí Tao Đàn, 1939. Như vậy nhà nữ đạo diễn, sinh năm 1952, và trưởng thành tại Nam Bộ, đã tra cứu chín chắn về lịch sử văn học đây.

                Nhưng làm nghề văn học lâu năm chầy tháng, mình cũng nhiễm bệnh văn học nặng nề, nên vẫn thắc mắc : chuyện phim xảy ra 1920, vậy lúc ấy, Tản Đà đã sáng tác hai bài thơ nọ chưa ? Về nhà tra tư liệu, thì biết Tống Biệt làm 1917, Hỏi Gió làm 1920, khi Tản Đà đi chơi trên đê, dọc Sông Đà, gặp cơn gió lớn bèn nói chuyện với gió ! Ai thuộc văn Nguyễn Tuân đều biết câu Gió đã lên … thường xuất hiện. Ai quen ông ấy, đều nhớ giấy viết thư của ông, góc trên thường có cánh buồm và mấy chữ ” gió đã lên… “, có lẽ dịch từ thơ Valéry : Le vent se lève, il faut tenter de vivre, trong bài Cimetière marin, rất hợp với tâm trạng các ông ấy. Ngoài ra, sinh thời Nguyễn Tuân vẫn tự cho rằng mình tả gió là hay nhất trần đời ; bạn mình, Nguyên Hồng tả nắng hay nhất. Cần thêm, Tô Hoài, bạn ông, tả mưa hay nhất. Các ngài ấy, cái gì cũng nhất. Cho ca sĩ Thanh Hoài hát ” gió hỡi gió phong trần nay đã chán “, Việt Linh – Phạm Thùy Nhân, các tác giả kịch bản, đã chọn lựa tinh tế.

                Đặng Tiến

                Orléans, 1 tháng năm, 2003

              • #69724
                mikeymyer
                Participant

                  Phin hơi gượng ép, chuyện tình của ông chủ ấp diễn chưa tới độ lâm ly mah kết cục phải như vậy thì hơi quá đà.

                • #69725
                  lena
                  Participant

                    Vài cảm nhận sau khi xem Mê Thảo..

                    Một Phim coi được và không uổng phí gần 2 giờ đồng hồ trong rạp! đó là cảm nhận của tôi sau khi xem phim…

                    Ấn tượng mạnh mẽ về những cảnh quay tuyệt đẹp với ao bèo xanh biếc, những nong tằm, cảnh phơi lụa, thả đèn trời, với giọng ca tiếng đàn ai oán mà tha thiết như có ma nhập. Thú thật là trước khi coi fim này tôi chẳng thích thú gì việc nghe và thưởng thức ca trù, nhưng trường đoạn mà Tam & Tơ cùng nhau đàn hát cho Nguyễn nghe dù biết là đàn xong có thể mình phải chết là trường đoạn hay nhất của bộ phim và cũng là đạt nhất về mặt diễn xuất. Cô Tơ cất tiếng hát với tất cả những u uất trong lòng về một mối tình tuyệt vọng , về những éo le của một kiếp người..về sự tử biệt sinh ly mà cô biết sẽ xảy ra chỉ chốc lát nữa thôi…cô hát như lên đồng , như bị ma ám… Phim phảng phất một không khí huyền bí, thậm chí là “liêu trai” ( xin lỗi mượn từ của Athospk).Có những điều thuộc về tâm linh rất khó có thể giải thích…

                    Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là phim hoàn hảo, theo cảm nhận của tôi, cái dở nhất của Mê Thảo là dàn diễn viên : vai nam chính và nam phụ của Dũng Nhi và Đơn Dương .Có cảm tưởng là Đạo diễn sợ nếu giao cho những dv trẻ thì sẽ không đảm đương nổi vai diễn nên chọn toàn những người được xem là gạo cội trong làng điện ảnh . Không rõ trong nguyên tác văn học, hai người này bao nhiêu tuổi, nhưng hình như 2 Dv này quá già so với vai diễn. Diễn xuất cũng không đạt. Coi phim mà cứ thấy rành rành là ĐDương và DNhi chứ không cảm được rằng đó chính là Nguyễn & Tam. Không biết diễn tả thế nào nhưng tôi chỉ thấy ở Đơn Dương không có vẻ thanh tao của một nghệ sĩ với ngón đàn có một không hai, diễn xuất nội tâm cũng rất kịch . Dũng NHi cũng vậy, thật khó tưởng tượng một người từng trải với tuổi đời như thế mà lại có thể luỵ tình một cách u mê như vậy. Nếu là một nhân vật trẻ hơn thì xem chừng dễ thuyết phục về điều này hơn. Cả hai đoạn phim được xem như nút thắt đầy kịch tính của bộ phim và là tiền đề cho các diễn biến tiếp theo : khi Nguyễn nghe báo về cái chết của vợ sắp cưới và khi Tam lỡ tay giết chết tay công tử kia theo tôi ĐDiễn đều xử lý chưa tới. Mạch phim lướt nhanh và diễn xuất của cả hai DV đều không gây xúc động trước những biến cố đột ngột. Giá như ĐD xoáy sâu vào mô tả tâm trạng của Tam lúc lỡ tay giết người và giá như phản ứng của Nguyễn đừng có quá kịch khi gào lên mà lắng hơn một chút, đau hơn một chút thì hiệu quả có lẽ là tốt hơn…Tuyến nhân vật nữ có khá hơn với sự diễn xuất tuyệt vời của Minh Trang và giọng hát của ca sĩ Thanh Hằng ( ? ). Cam là một nhân vật không có trong nguyên tác, nhưng theo tôi lại là nhân vật linh hồn của bộ phim. Thật khó hình Dung Mê Thảo mà không có Cam . ĐDiễn cũng ưu ái với nhân vật này nên dành nhiều đất diễn cho Minh Trang…

                    Còn một điều nữa là giá như ĐD dành thêm thời gian mô tả về tình yêu sâu đậm của Nguyễn trước lúc bi kịch xảy ra thì người xem có lẽ dễ chấp nhận những diễn biến tâm lý tiếp theo của NV này hơn. Và cuối cùng , tôi đồng ý với ý kiến của người nào đó đã nói, giá như tên phim chỉ là Mê Thảo thì hay và hợp với bộ phim hơn.

                    Phim đã thành công ở mức độ giới thiệu về nền văn hoá của xã hội Bắc VN thời đầu thế kỷ với những bối cảnh và sự kiện có chọn lọc. Tuy vậy vẫn cứ có cảm giác thiếu thiếu tiếc tiếc một cái gì khi ra về.. như khi ta ăn một món ăn được báo là rất ngon, được nấu theo công thức của một đầu bếp trứ danh, nhưng ăn rồi thì phát hiện ra là thay vì nêm bằng nước tương, đầu bếp lại đi nêm..nước mắm .

                    Lena – Bài viết ủng hộ CBC

                  • #69726
                    allin
                    Participant

                      Một phim đáng xem, khắc họa nét đẹp của VN rất rõ. Phim có bối cảnh miền quê nhưng ĐD Việt Linh thể hiện tất cả những cái bi, hài, bịnh hoạn, kinh dị, lâm li, lãng mạn và cả ma quái trong phim này. Bi kịch của phim chính là tình yêu của Cam dành cho cậu chủ, cô không nói được và đành dõi theo từng hành động của cậu chủ, thậm chí còn ăn trầu để có được môi đỏ (gây sự chú ý bằng ngoại hình) và bi kịch nằm ở chỗ cô là người chứng kiến sự bịnh hoạn của cậu chủ (lúc coi đoạn này thấy giúng sex is zero nhưng mà thấy gúm gúm), cái làm tui thắc mắc là cái tượng gỗ rất đúng chuẩn của một cô người mẫu, cao, to, có phọt . Cái hài kịch là chỗ tất cả những ai đi vô ấp phải gửi lại toàn bộ những thứ văn minh ở ngoài cổng kể cả quần áo kiểu tây, đoạn này cả một đám người cùng nhau thay đồ, thiệt là hết biết. Thà tui kô vô chứ làm kiểu này tui kô chịu được. Đoạn làm tui nổi da gà và cảm thấy gớm chính là Đơn dương nằm mơ và đạp từ từ từ từ lên những con tằm (mấy con tằm này nhìn thấy mà tội, rất là èo uột và ngoắc ngoải) ruột gan gì xịt phụt hết ra, ghét nhứt là xem mấy cái kỉu này. Đẹp nhất là cảnh đốt đèn trời, đẹp quá, lần đầu tiên được thấy và biết đến. Những cảnh miền quê thì quá tuyệt kết hợp với những câu ca của cô Tơ làm mình có một cảm xúc thật khó tả. Còn gì nữa? cây đàn ma quái và nén hương vụt cháy…

                      ………………..

                    • #69727
                      tipt
                      Participant

                        Đoạn gửi dồ lại ngoài cổng làng giống đi siêu thị wé

                        À, nhắc mới nhớ, tui không hiểu cảnh thầy Tam nằm mơ thấy mình đi (đạp tàn nhẫn) giữa những con tằm là ý gì ?

                      • #69728
                        agent_smith
                        Participant

                          người yêu anh Tam tên Tơ nên anh Tam đạp tằm nhả tơ , nhưng cảm giác đó lại rợn ghê người (vì đi tìm Tơ thì chỉ có chết) –> tui đoán vậy

                        • #69729
                          agent_smith
                          Participant

                            nói sao hen,

                            Mê Thảo là một phim mà nếu ai chưa đọc truyện của Nguyễn Tuân thì sẽ không cảm hết được cái hay của nó, nhưng đọc rồi thì lại thấy phim không hay như truyện

                            Là một phim mình đặt kỳ vọng vào nó nhiều, thấy công sức của đoàn làm phim bỏ ra nhiều, chê thì thấy có tội mà khen thì thấy không thật lòng

                            là phim có nhiều cảnh đẹp mà góc quay không đẹp, ánh sáng không đẹp

                            là phim có nhiều tình cảm bi kịch mà diễn viên diễn đạt không tới

                            nhưng mà không coi thì tiếc…

                            có thời gian viết dài hơn, vì phim này viết dài thiệt dài mới thấy sướng (hồi xưa viết một bài dài quá, giờ mất tích rôi huhuhu, pixheo trả lại coi)

                          • #69730
                            mikeymyer
                            Participant

                              Đoạn gửi đồ: “.. như thế thì nuy à?”

                            • #69731
                              tipt
                              Participant

                                Ngoài lề : hôm định xem ở Fafilm nhưng lên trễ, thấy có 2 cụ ông, cũng hơn 60 tuổi, đang bàn cãi ngoài phòng vé, một người đòi vô coi liền, môt người không chịu vì đã chiếu rồi. Rât ngạ̣c nhiên và thấy vui vui, ko hiểu vì sao ;) Đến lúc xem ở Cinebox thì thấy toàn là trẻ trẻ đi coi, suất chiều đó đầy khoảng 1/3 rạp ;)

                              • #69732
                                lena
                                Participant

                                  Bữa coi fin này, rạp vắng hoe, chừng 30 chục mạng …Chắc doanh thu cũng chẳng có gì khả quan…chỉ trông chờ vô mí boomer tốt bụng đi coi lần 2 , lần 3 thậm chí là lần 4 đặng bán vé thui àh..

                                  Có một ông Tây nữa, chả bít coi có hỉu gì không mà thấy có vẻ tâm đắc lắm.. tới mí cảnh thả đèn trời nghe xuýt xoa um xùm . Tui thì khoái mí cảnh có ao bèo..nhớ lại hồi xưa đi vớt bèo về cho vịt

                                  Còn cảnh anh Tam đạp lên mí con tằm, tui nghĩ là mún thể hiện sự linh cảm về một điều khủng khiếp sắp xảy ra cho chính anh ta.. thấy trước mà không tránh được ( hay không mún tránh??? )

                                • #69733
                                  tipt
                                  Participant

                                    Rạp nghỉ chiếu Mê Thảo òi !

                                  • #69734
                                    mikeymyer
                                    Participant

                                      Lần đầu tiên tui thấy con tằm (quê ghê) hông phải quê ghê, mah là thành thị ghê .

                                    • #69735
                                      tipt
                                      Participant

                                        khó vậy cũng nghĩ ra nữa mikeymyer à

                                      • #69736
                                        tipt
                                        Participant
                                        • #69737
                                          mikeymyer
                                          Participant

                                            Phim khi chiếu có một mâu thuẫn lớn

                                            Chiếu 1 ngày có 1 xuất, như vậy là không ưu ái cho phin vn; nhưng phin này từng bị xếp xó vì lí do tế nhị, lần này được đem ra chiếu thì có lẽ cũng là một sự ưu ái.. Nói tóm lại sao mà rắc rối dzị cha`i .

                                          • #69738
                                            tipt
                                            Participant

                                              Và sự ưu ái đã hết, xếp xó tiếp vì lí do khác tế nhị hơn.

                                            • #69739
                                              mikeymyer
                                              Participant

                                                Lí do gì .

                                                Đoạn mợ chủ bị tai nạn, ông kia đến báo tin, làm hơi buồn cười vì nói cô ấy chết rồi, lại gặp ngay ông Đơn Dương. Nghe vậy chắc tưởng cô đào hát chết nên hết hồn. Sau nghe ra là mợ chủ chết nên mới định thần lại được .

                                              • #69740
                                                tipt
                                                Participant

                                                  lí do “đầu tiên” đó.

                                                  Có nhìu khúc cũng cố ý gây hiểu lầm hay hay, như lúc Cam thò tay vô định lấy con búp bê cái súng nổ cái bùm, tiếng con nít khóc nữa, tuởng búp bê khóc

                                                • #69741
                                                  mikeymyer
                                                  Participant

                                                    Đoạn trầm lồng heo cô hầu là lí do gì hen? Chẳng lẽ nói toạt ra chuyện cô ấy đẩy cái tượng xuống sông thì ông chủ cũng hơi xấu hổ. Nhưng có lẽ đoạn này phim thà không giải thích còn hơn . Mah đến kết cục người dân cũng không cưỡng lại được cái văn minh, vẫn xây đường ray. Đây cũng coi như một chi tiết có ý nghĩa nữa của mê thảo. Tiếc cái đoạn mua xe nè, đến cái định kiến về văn minh từ đầu phim phải nói rõ lên xíu nữa, lúc đó kết với đoạn cuối sẽ ăn nhập hơn, phim thêm 1 chi tiết đắt giá.

                                                  • #69742
                                                    tipt
                                                    Participant

                                                      Không còn nhớ lúc phát hiện Cam đầy tượng xuống sông, ông chủ nói gì nữa, tất nhiên là rất nóng giận, xấu hổ thì ko có đâu, tại ổng ko nghĩ đó là chuyện xấu.

                                                      Khúc tịch thu và đốt bỏ, lúc đầu ko hiểu là gì hết .. sau mới dần dần ngộ ra. :d

                                                    • #69743
                                                      marsa
                                                      Participant

                                                        Lúc cô Cam lôi tượng gỗ ra sông, dựng nó lên, trừng mắt nhìn nó xong đẩy nó xuống đất cái ạch, lại dựng lên, lại đẩy cho đến bờ sông, cuối cùng wăng cái ầm xuống sông không 1 chút biến sắc. Đoạn đó hay ghê, VL dựng cảnh đó ngụ ý ghia. Cô Cam căm ghét cái tượng, ganh tỵ với cái tượng. Chà, khi đàn bà mà ghen thì ghê quá

                                                    Viewing 23 reply threads
                                                    • The forum ‘Phim Việt Nam’ is closed to new topics and replies.

                                                    MoviesBoOm

                                                    2003-2023

                                                    Skip to toolbar