*Raise the Red Lantern _một phim nổi tiếng của Trung Quốc năm 1992 của đạo diễn Trương Nghệ Mưu khi đoạt được giải Silver Lion tại LHP Venice.
*Là một phim có nội dung khá đơn giản , kịch tính và xung đột không nhiều gay cấn . Bối cảnh phim không qui mô, hoành tráng mà câu chuyện chỉ diễn ra trong một căn nhà mà phim gọi là ” Phủ” . Người chủ nhà là một người đàn ông đã có 3 người vợ . Người đàn ông này ít xuất hiện trong phim , ít có lời thoại , không có tên mà cũng chẳng rõ lai lịch , chức tước . Các cảnh quay của ông ta đều từ xa , từ phía sau và nếu có quay cận cảnh thì những khung hình ấy đều mờ tối . Chuyện phim chỉ bắt đầu khi ông ta cưới thêm bà vợ thứ tư , gọi là Bà Tư (Củng Lợi) . Bà Tư là người phụ nữ còn trẻ , xinh đẹp nhưng nhà rất nghèo , Bà ta lấy ông chủ vì tiền:”…Làm lẽ cũng được , miễn là có tiền …” . Ngay từ đầu , người xem đã có thể đoán biết ai là nhân vật chính và bộ phim sẽ diễn tiến như thế nào ?Một tác phẩm bi hay hài kịch?
Ở những phim cũ thường gặp của Trung Quốc , nhận vật ông chủ hay người chồng thường được miêu tả như một người giàu có , quyền thế hoặc háo sắc , lộ đầy sắc dục …Với một ông chồng 4 vợ thì không thể thiếu những màn ân ái hay những giận hờn , trách móc , ghen tuông …Nhiều người xem vẫn nghĩ như thế nhưng Trương Nghệ Mưu lại làm khác . Ông cho người chủ xuất hiện rất ít , rất mơ hồ và không rõ mắt mũi ra sao , tất cả đều tối mù mịt . Cả những cảnh quay cái dinh thư của ông ta cũng tăm tối. Cũng có những trường đoạn ” sáng” , đó là lúc ông ta lui tới những cánh cửa phòng của cá bà vợ . Khi ấy , những ngọn đèn lồng được treo cao , giống như một đặc ân , một sự phơi bày ghê sợ…
Trong Phủ có những nguyên tắc . Các bà vợ phải ngồi ăn chung một bàn để trò chuyện tìm hiểu lẫn nhau còn ông chủ thì không bao giờ xuất hiện . Một đặc ân nữa cho những bà vợ được treo đèn lồng đỏ trên cửa phòng , lúc đó họ có quyền sai gia nhân đem những món ăn mình thích đến . Bà Ba là bà vợ rất được cưng chiều dù không còn trẻ trung . Bà bắt cả chồng phải sai gia nhân đem cơm đến phòng bà . Lại có cô hầu gái tên Nhạn , còn non trẻ nhưng vẫn được treo lồng đèn đỏ trước cửa phòng mỗi khi ông chủ ghé thăm vài lần ái ân . Bà Tư vì thế mà ghen tức đã giệt phăng những ngọn đèn lồng trước phòng cô hầu rồi đem ra sân đốt sạch . Bà ta bắt cô hầu gái quì trước ngọn lửa cho đến lâm bệnh mà chết .
Chưa dừng lại ở những câu chuyện của các bà vợ . Bộ phim còn có hơi hướm của sự rùng rợn và ma quái khi miêu tả cái chòi trên thường lầu trong Phủ , luôn đóng kín cửa . Bà Tư không biết cái chòi đó dùng để làm gì , có gì ở trong nhưng Bà lại luôn có cảm giác trong cái chòi đó có ma và Bà rất sợ hãi mỗi khi nhìn thấy nó . Nhưng người chồng lại ngon ngọt nói rằng :”…Chả có gì đâu , đừng nghe lời xằng bậy..” .
Bi kịch xảy ra khi Bà Tư buột miệng nói ra trong cơn say rằng Bà Ba sẽ đi chơi cùng với ông bác sĩ trong nhà hàng . Lúc này , người xem bị cảm giác hồi hộp của phim đè nén . Bà Ba bị người theo dõi và bắt quả tang . Bấy giờ , Bà Tư mới hiểu một điều rằng – chính cái nhà chòi hoang tàn ấy chứ không phải là nơi nào khác -Bà Ba bị giết – treo cổ. Đó là hình phạt dành cho những ai làm trái ý ông chủ và cái chòi đó thì luôn sẵn sàng tiếp đón họ long trọn bằng ..một sợi dây thắt qua cổ…
Bà Tư còn biết rằng trong căn chòi nhỏ ấy đã có đến 6 ,7 người bị treo cổ nhưng nguyên nhân vì sao thì bộ phim không đề cập đến . Sau khi Bà Ba bị giết thì ông chủ cưới thêm bà vợ thứ năm , gọi là Bà Năm , một cô gái trẻ. Lúc này , Bà Tư mới cảm thấy khiếp sợ cho chính mình , rồi có lúc đến lượt mình …Bà phát điên …Tấn bi kịch chưa kết thúc nhưng bộ phim kết thúc bỏ lửng trong sự tăm tối , sợ hãi và phẫn nộ. Hoá ra người đàn bà trong xã hội cũ chẳng có nghĩa lý gì cả ngoài việc là một “món quà” cho người chồng , người tình …
Cả ngôi nhà , cả ông chủ . Tất cả đều tượng trưng , đều hữu hình nhưng tất ảc cũng chỉ là những áng màu mờ nhạt rất vô hình nhưng lại rất cụ thể . Người đàn ông không có khi gặp mặt , khôngh rõ thân thế ấy lại là kẻ kiểm soát mọi hoạt động trong nhà , kể cả việc định đoạt từng cuộc đời , từng số phận của con người . Tất cả đều được che giấu một cách rất ý tình nhưng người xem có thể hiểu được tất cả . Từ các bà vợ đến các cô hầu gái , tới những mệnh lệnh ngầm , những cuộc hành quyết được giấu kín .
Một phim ít lời thoại và những hành động trực tiếp của các nhân vật chính . Trương Nghệ Mưu đã sử dụng mọi biện pháp nghệ thuật từ ngôn ngữ điện ảnh , từ cấu trúc đến nhịp điệu , màu sắc , ánh sáng , sự kiện , tình tiết …để miêu tả hinh ảnh của ông chủ . Tất cả đều đạt đến sự chín mùi của tư duy và độ sâu của nghệ thuật .
“Đèn Lồng Đỏ Treo Cao” là một phim đã làm được những điều àm Angel _một nhà phê bình đương đại đã từng viết :”…Tính khuynh hướng phải được toát ra từ các sự kiện và tình tiết . Và theo nhận định riêng thì nên Shakepears hoá hơn là Sille hoá …”
2003-2023