Phim hh lịch sử vn sắp ra mắt

  • This topic is empty.
  • Creator
    Topic
  • #38729
    mikeymyer
    Participant

      Dự án giáo dục lịch sử bằng phim hoạt hình đang được Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình (VFC) khởi động với 100 tập “Rùa vàng”. Những tập đầu tiên đã được đưa vào sản xuất với phần kịch bản của Phan Huyền Thư. “Rùa vàng” dự định ra mắt khán giả vào năm 2006.

      Câu chuyện xoay quanh cậu bé Lập Duy và một nhóm bạn. Các cậu bé, cô bé là học sinh tiểu học (khoảng lớp 4, lớp 5) rất nghịch ngợm, hiếu động và ghét học nhất là môn lịch sử. Một lần Lập Duy ngủ mơ được gặp cụ rùa nghìn tuổi sống ở hồ Hoàn Kiếm, được cụ giới thiệu với cháu cụ là rùa nhỏ Tiêu Bản đang nằm ở đền Ngọc Sơn. Cuộc hội ngộ giữa Lập Duy và rùa Tiêu Bản (hay còn được gọi là Tiểu Kim Quy) đã bắt đầu những chuyến phiêu lưu trở về hàng nghìn năm quá khứ dựng nước và giữ nước. Tập 1 được bắt đầu từ một lần vui chơi, Lập Duy, Tiểu Kim Quy và một nhóm bạn lạc vào Hoàng thành. Đang loay hoay tìm lối ra, nhóm bạn của Lập Duy đến bên chiếc giếng cổ nằm giữa Hoàng thành. Từ chiếc giếng, cả nhóm lạc về thời tiền sử…

      “Tít và Mít” – bộ phim hoạt hình 10 tập của VFC.

      Xưa nay, hình ảnh cụ rùa trăm tuổi luôn được xem như những chứng nhân của lịch sử. Rùa thường xuất hiện với hình ảnh thần Kim Quy trong những câu chuyện cổ. Rùa giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Rùa cho Lê Lợi mượn gươm báu giết giặc… Đây cũng là dụng ý của các nhà làm phim khi chọn hình ảnh rùa vàng làm nhân vật chính trong 100 tập phim lịch sử. Với thời lượng phát sóng 13 phút, mỗi tập là một chuyến phiêu lưu của nhóm bạn gắn với một sự kiện lịch sử. Những tập đầu sẽ là chuyện từ thời trăm trứng nở trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, đến chuyện Hùng Vương dựng nước, Lang Liêu làm bánh chưng bánh dày tiến vua cha… Một trăm tập phim Rùa vàng sẽ cùng các em đi suốt chặng đường dài lịch sử từ thời dựng nước, trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Những sự kiện lịch sử nổi tiếng, những nhân vật huyền thoại sẽ đến với thiếu nhi qua từng tập phim. Theo ê-kíp làm phim, Rùa vàng chỉ là tên gọi tạm thời, sau khi hoàn tất có thể được phát sóng với một cái tên mới: Chiếc giếng thời gian, hay Cuộc phiêu lưu của rùa vàng và các bạn…

      Đạo diễn hoạt hình Minh Trí của Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình tâm sự: “Vấn đề không nằm ở lịch sử mà là kể chuyện lịch sử như thế nào để hấp dẫn được các em? Với Rùa vàng, chúng tôi xác định phải có một cách kể vừa dí dỏm, hấp dẫn, vừa đảm bảo tính chính xác của lịch sử. Trong phim, chúng tôi cố gắng để lịch sử trở nên gần gũi, được tái hiện cùng với những nhân vật của hiện tại. Ví dụ, hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát trái cam khi không được tham gia cuộc họp bàn đánh giặc, thay vì trái cam chúng tôi có thể đưa hình ảnh Trần Quốc Toản đang tưởng tượng được bóp nát cả chiến thuyền của giặc chẳng hạn. Hay, nhân vật Tiểu Kim Quy sẽ đứng trên một cái cọc tre ngay trên sông Bạch Đằng để chứng kiến tận mắt trận thuỷ chiến oai hùng của Ngô Quyền với quân Nam Hán. Phim sẽ có sự giao lưu giữa quá khứ với hiện tại. Những câu chuyện lịch sử nhờ vậy sẽ trở nên hấp dẫn hơn”.

      Thực hiện dự án 100 tập phim hoạt hình lịch sử, xưởng phim hoạt hình của VFC đứng trước nhiều thách thức. Với quân số chỉ vỏn vẹn trên dưới 30 hoạ sĩ, một số hoạ sĩ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, những người thực hiện dự án đã mời thêm hoạ sĩ Phương Hoa (Hãng phim hoạt hình Việt Nam), hoạ sĩ Tạ Huy Long (NXB Kim Đồng) cùng cộng tác. Phần kịch bản cũng được triển khai với nhiều nhóm biên kịch. Mỗi nhóm thực hiện kịch bản cho một giai đoạn lịch sử (thời dựng nước, thời nhà Đinh, Lý, Trần…). Trong quá trình lên kịch bản sẽ có sự cố vấn của Giáo sư sử học Phan Huy Lê để đảm bảo tính chính xác cho từng sự kiện lịch sử. Đạo diễn Minh Trí tiết lộ, kinh phí cho phim hoạt hình lịch sử không khác so với phim hoạt hình bình thường, mặc dù vẽ những con thú cách điệu dễ hơn vẽ… người, không những thế phải nghiên cứu kỹ về trang phục cho các nhân vật ở từng thời kỳ.

      Khi được hỏi: “Trước đây đã có những tập phim hoạt hình ngắn về lịch sử như: Lê Lợi mượn gươm báu, Yết Kiêu đục thuyền giặc, Thánh Gióng… nhưng không được khán giả đánh giá cao, ý kiến của đạo diễn về tương lai của Rùa vàng như thế nào?”, anh Minh Trí cho biết: “Rùa vàng sẽ có lợi thế khi ra đời trong thời điểm việc dạy và học lịch sử đang là vấn đề báo động trong ngành giáo dục. Thêm nữa, khi lên sóng trên truyền hình, phim thường được phát đi phát lại, nếu làm tốt sẽ tạo nên dư luận. Đồng thời, chúng tôi luôn lấy tiêu chí tôn trọng lịch sử đưa lên hàng đầu, mỗi tập phim đều toát lên tinh thần thời đại kiên cường, bất khuất trong đấu tranh, cần cù, tự cường trong lao động sản xuất. Qua Rùa vàng, chúng tôi muốn gửi gắm đến khán giả niềm tự hào dân tộc – điều vốn còn thiếu, còn chưa đầy đủ, nhất là trong giới trẻ hiện nay. Với cách làm của mình, tôi tin Rùa vàng sẽ được khán giả đón nhận”.

      vnexpress)

      Lời bình: vậy sao?

    Viewing 9 reply threads
    • Author
      Replies
      • #92428
        uno
        Participant

          Nói thật, dòng film điện ảnh của VN tôi còn có thấy hay chứ film hoạt hình VN thì ôi thôi.. phải nói là nhục nhã, nhục nhã hết sức.

          Công nghệ thì lạc hậu, kỹ thuật vẽ thì thô rát, cục mịch, cốt truyện thì sặc mùi giáo điều, dạy đời. Nói chung, tệ hại!!!

          “Thêm nữa, khi lên sóng trên truyền hình, phim thường được phát đi phát lại, nếu làm tốt sẽ tạo nên dư luận”.

          Còn nếu làm dở thì sao đây?, dạo trước trên VTV thường chiếu phim họat hình VN, phải nói là film “hay” đến mức mà coi xong tui chỉ muốn đập nát cái TV. Để tui chóng mắt lên xem Minh Trí làm ăn như thế nào mà dám mạnh miệng khẳng định “sẽ được khán giả đón nhận”.

          Xót xa thay cho nền điện ảnh nước nhà

        • #92429
          teambutton
          Participant

            Mình thấy cũng hay mà. Nhất là cái Tít và Mít ấy. Thú lắm

          • #92430
            mikeymyer
            Participant

              Tit và mít hay hả

            • #92431
              happy_lady
              Participant

                Tôi thấy làm được cho nó hấp dẫn cỡ truyện tranh Thần đồng đất Việt thôi cũng là tốt rồi sao ko dựng phim từ Thần đồng đất Việt nhỉ?

              • #92432
                Bros
                Participant

                  Tít Mít – cái đó là phim HH hả ??? Ngạc nhiên … Hix … Coi chả hỉu cái wái gì Nhức đầu !!!

                  Phim HH 100 tập – series áh – nhức đầu típ ! Choáng wá

                  Àh mà cuối năm nay VN có game online đó pà con Chaos – hình như là dạng “Nhập vai” hay “Chiến thuật” gì đó – chả nhớ Nghe đồn còn có “2 Bà Trưng game”, “Bà Triệu game”, “Thánh Gióng game”, “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh game” – cái này sẽ có 2 ver – Eng và Viet … Nghe choáng wá chừng

                • #92433
                  hanoiex
                  Participant

                    Bạn đã bao giờ xem phim hoạt hình Vietnam chưa?(trừ phi chiếu TV)Gần 3 tỉ/ năm đầu tư cho làm phim hoạt hình. Năm nào cũng vậy!

                    Tiền đó đủ để mua thuốc đau mắt nhỏ cho sáng mà xem tiếp năm sau!

                  • #92434
                    pooh_vql
                    Participant

                      Đầu tư nhiều tiền chưa hẳn là một giải pháp,cái cần đầu tư là công nghệ và chất xám kia

                    • #92435
                      Bros
                      Participant

                        hô hô … chất xám nó chảy wa US, Ca, Sing, Ja, Ko, Fr, Ger, v.v… hít rùi … ở VN chỉ còn chất trắng với chất đen thui

                      • #92436
                        mikeymyer
                        Participant

                          Nhỏ bros này đen thui lui nè . Anyway, Tít và Mít cũng được coi là phim, chỉ tiếc..

                        • #92437
                          Bros
                          Participant

                            Anh nói ai đen ??? T&M em coi thấy chán chết ! nhất là cái tập nó bắt cướp hay bắt trộm gì đó ! vô duyên kinh dị

                        Viewing 9 reply threads
                        • The forum ‘Anime’ is closed to new topics and replies.

                        MoviesBoOm

                        2003-2023

                        Skip to toolbar