Như có bạn đã nói, truyền hình chính là cách hiệu quả nhất để tiếp cận với khán giả đại chúng. Đã có nhiều bàn luận về phim VN nói chung, nên NBTSA cũng không muốn nói nhiều về vấn đề này nữa (vì nói đi nói lại cũng bao nhiêu đó ý kiến, mà chẳng thấy nhà làm fim nào chịu để ý hết! ). Ở đây, mình chỉ muốn nói một chút về phim truyền hình.
Nếu lại bắt đầu bằng cách mổ xẻ từng khía cạnh thì e là không bao giờ có thể nói hết được những bức xúc về phim truyền hình VN, nên NBTSA thử chọn vài bộ fim truyền hình hay (theo đánh giá cá nhân), để từ đó rút ra xem vì sao bộ fim tạo được sự quan tâm của khán giả. Cũng không nên wên đề cập đến vài bộ fim truyền hình tệ hại để biết vì sao nó bị fản đối.
“Đất phương Nam” có lẽ là series truyền hình tốt nhất của VN từ trước tới nay. Đánh giá này dựa trên 3 khía cạnh: Sự đầu tư, kịch bản và diễn viên. Bộ phim được ghi hình ở nhiều vùng nông thôn Nam bộ, tạo được hình ảnh chung xuyên suốt, một câu chuyện cảm động nhưng nhẹ nhàng và diễn xuất của các diễn viên tạm ổn. Âm nhạc cũng đã góp fần váo sự thành công của bộ fim. điều mà các bộ fim VN (kể cả điện ảnh) ít chú ý tới. Khuyết điểm của đa số các fim truyền hình VN là ko tạo được sự kết nối trong câu chuyện, khiến người xem cảm thấy mạch fim rời rạc. ĐPN tương đối giải quyết được khía cạnh này, vì người xem “theo” được cuộc hành trình của nhân vật chính mà không thấy bị gượng ép. Nhưng cái thành công nhất đv bộ fim là tạo được chất “Nam Bộ”, đặc biệt qua hình ảnh và âm nhạc, hay nói cách khác, bộ fim đã tạo được “cá tính” riêng
“Của để dành” là bộ fim thứ 2 nbtsa muốn đề cập tới. Điểm sáng của fim này chính là đề tài gia đình. Đề tài này không phải là chưa được khai thác trong fim VN, thế nhưng so sánh với các bộ fim khác như Giao thời, Đồng tiền xương máu… thì nó mộc mạc hơn, và vì thế gần gũi hơn. Mộc mạc và gần gũi, nhưng bộ fim không nhạt, vì cũng như ĐPN, nó có chất riêng, vì cùng đề tài, nhưng không cùng chủ đề . Các fim kia đem chuyện làm ăn, chuyện kinh doanh, chuyện tồn tại trong nền kinh tế thị trường…thì CĐD độc nhất nói chuyện gia đình, và điều đó làm nên thành công. Cái tên “Của để dành” mang nhiều ý nghĩa, nhưng dung dị như chính bộ fim vậy!
Một bộ fim khác của đạo diễn Đỗ Thanh Hải được nhắc đến ở đây là “Phía trước là bầu trời”. Qua bộ fim này thì nbtsa định nghĩa được một điều gọi là “chất Đỗ Thanh Hải”. Không có sự đầu tư lớn, phim của anh gây ấn tượng bằng câu chuyện và diễn viên. Không phải ai cũng mạnh dạng giao vai cho những diễn viên nghiệp dư, nên các đạo diễn thường bắt diễn viên “cưa sừng làm nghé”, dẫn đến các bộ fim teen trở nên fản cảm vì “giả tạo”. Trong cơn đói khát fim VN về đề tài SVHS, thì PTLBT được chú ý. Dù cho có nhiều ý kiến phê bình nhưng xét cho cùng, PTLBT đã thành công trong việc tạo được sự đồng điệu giữa chuyện fim và chuyện đời, các nhân vật sống động, có cá tính.
“Chuột” là một bộ fim đặc biệt, ít thoại cực kì và khai thác tối đa ngôn ngữ của điện ảnh: “hình ảnh”. Cho nên để hiểu bộ fim thì bạn phải “xem”, và phải xem tập trung. Điều này quan trọng hơn trong hoàn cảnh nhiều fim truyền hình chỉ cần “nghe” thôi cũng đủ hiểu. Dù chỉ là một fim nhắn, nhưng Chuột ấn tượng ở cách làm fim lạ, mới mẻ.
Bây giờ xin mạn phép nhắc tới một vài con sâu trong cả nồi sâu. Tức cười là những con sâu này lại dược đầu tư khinh phí lớn, tuyên truyền ầm ĩ , nhưng lại chẳng ra gì. Đó là “Gió qua miền tối sáng”, “Cảnh sát hình sự”, “Trùng quang tâm sử”, “Chúa tàu KQ”…Đặc biệt là CSHS, không hiểu sao nó có thể nhân bản thêm đời F1, F2… Những vụ án tẻ nhạt cực kì và không có sức lôi cuốn.
Đó chỉ là đánh giá cá nhân của NBTSA. Sự chờ đợi dành cho một loạt fim “Lục Vân Tiên”, “Người Bình Xuyên”, “Ngọn nến hoàng cung”, “Dốc tình”…nhưng rồi không biết bao nhiêu trong số đó đáp ứng được sự chờ đợi của khán giả!
2003-2023